Truyền thông và quan hệ công chúng Châu Kiệt Luân

Hình ảnh quần chúng

Mặc dù sống dưới sự chú ý của giới truyền thông, hình ảnh quần chúng của Châu đã thay đổi dần dần trong suốt những năm gần đây từ khi anh nhấn mạnh sự tự lập như là "triết lý sống của mình"[71][72]. Trong những tác phẩm của mình, rõ ràng anh đã pha trộn phong cách âm nhạc Trung Hoa và phương Tây cũng như khám phá ra những đề tài bất lợi cho các ca sĩ nhạc pop, cái mà được xem là "thực tế" và "mang tính cách mạng"[6][15][16]. Giới truyền thông diễn tả Châu như một người theo nghĩa hoàn hảo chăm chỉ với khả năng tự định hướng cho mình, người mà thỉnh thoảng được cho là cạnh tranh[73] và một "control freak"[6]. Nickname của anh là "chủ tịch Châu" (tiếng Trung: 周董; bính âm: Zhōu dǒng) được dùng bởi giới báo chí và các fan để nhấn mạnh tính cách độc đoán và tác động của anh vào làng nhạc châu Á[74], nhưng đồng thời cũng chỉ ra tài năng âm nhạc của anh[75][76] Bên cạnh âm nhạc, Châu được xem là một người mắc cỡ, ít nói[77][78], khiêm tốn, và hiếu thảo, tính chất anh xem là quan trọng nhất[79]. Anh không hút thuốc, không nhậu nhạc, và không đi dến những hộp đêm[80]. Những viên chức nhà nước và bộ giáo dục ở châu Á đã trao anh phần thưởng cho thái độ mẫu mực của Châu[81], và bổ nhiệm anh vị trí phát ngôn viên trong chủ đề "Young Voice" năm 2005 và chiến dịch chống trầm cảm năm 2007[82][83]. Anh đã đồng ý sáp nhập hai tác phẩm của mình vào chương trình giáo dục để khuyến khích phát triển những quan điểm về đạo làm con[84][85][86][87]. Tháng 11 2007, Châu bị chỉ trích vì việc tham gia đám tang của tên cầm đầu băng nhóm gang Đài Loan Trần Khởi Lễ để an ủi con trai của Trần là Trần Sở Hà, người mà Châu đã gặp trong khi quay phim Kung Fu Dunk[88][89][90].

Giải thưởng

Từ lúc khởi nghiệp vào năm 2000, Châu đã nhận được hơn 350 giải thưởng cho vai trò ca sĩ, nhạc sĩ, và nhà sản xuất ở châu Á[5]. CD Fantasy của Châu đã được trao giải "Album hay nhất" trong Lễ trao giải giai điệu vàng (Golden melody Awards) ở Đài Loan, và năm giải thưởng khác bao gồm "Album hay nhất", "Nhạc sĩ hay nhất", "Nhà sản xuất hay nhất" trong năm kế tiếp cho album Fantasy (2001). Tuy nhiên, thất bại trong việc đoạt giải "Album hay nhất" năm thứ ba liên tiếp đã làm cho anh ngã lòng. Lễ trao giải giai điệu vàng đã không trao cho Châu giải thưởng nào trong năm 2005, và năm kế tiếp. Ngoài những fan hâm mộ đang nổi giận, nhiều hãng thông tấn xã đã chỉ trích sự tín nhiệm của tổ chức. Họ đã bị tố cáo cho hành động lan truyền sự ghét bỏ Châu và các ngôi sao khác như Vương Lực Hoành và Thái Y Lâm. Mặc dù Châu vẫn tiếp tục đoạt hơn 20 giải thưởng hằng năm từ nhiều tổ chức khác nhau ở châu Á, nhưng anh đã khẳng định anh sẽ dựa vào số lượng album được tiêu thụ như người chỉ đạo chất lượng âm nhạc[91]. Trong năm 2004, 2006 và 2007, anh được trao giải nghệ sĩ có số lượng tiêu thụ tác phẩm cao nhất ở Trung Quốc trong lễ trao giải âm nhạc thế giới (World Music Awards) cho album Common Jasmin Orange and Still Fantasy[92].

Thái độ với giới truyền thông và các thợ săn ảnh

Như các ngôi sao khác, Châu không thích các thợ săn ảnh. Trong những năm đầu sự nghiệp, Anh thường lẩn tránh những sự chú ý không mong muốn từ giới truyền thông. Song song với tính cách khá trầm, anh thường đội những cái nón bóng chày và mũ trùm đầu trong khi hạ đầu và chạm kính sát tròng trong suốt phong vấn[78]. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, anh đã chủ động công kích giới truyền thông vì việc xâm phạm đời tư của anh. Để làm ngã lòng các thợ săn ảnh hay chụp những tấm ảnh không mong đợi của mình, Châu đã chụp lại ảnh những thợ săn ảnh theo dõi anh[93]. Anh công khai gọi những thợ săn ảnh và công ty tạp chí là "những con chó" và "những tạp chí chó" (dog magazines) trong ca khúc "Bị vây hãm từ mọi phía" (Tứ diện sở ca) (tiếng Trung: 四面楚歌;bính âm: sìmiànchǔgē). Châu bị đăng báo nói rằng anh có quan hệ lãng mạn với các nhân vật nổi tiếng như Thái Y Lâm, Từ Nhược Tuyên, và Điền Phức Chân của nhóm nhạc nữ S.H.E. Mặc dù tất cả mọi quan hệ (ngoại trừ Hầu Bội Sầm)[32] đều được Châu phủ nhận, nhưng những bài báo này đã trao anh danh hiệu "dân chơi". Giới truyền thông và nhà nước Đài Loan đa tố cáo Châu về việc từ chối phục vụ nghĩa vụ phân sự[94] bằng cách giả bệnh. Sau năm đó, anh buộc phải cung cấp những lá thư và hồ sơ y tế từ quân đội xác nhận sự miễn phục vụ quân sử trước lúc anh khởi đầu sự nghiệp[95].

Mặc dù luôn bị quấy rối và xâm phạm bởi giới truyền thông, nhưng Chu đã thừa nhận rằng không phải tất cả những chú ý truyền thông đều không được đón tiếp. Được động viên bởi các nhà báo quốc tế và những nhân viên tin tức như Time[6], The Guardian[96] và Reuters[72] đã giúp anh củng cố và duy trì sự ảnh hưởng của mình trong làng âm nhạc nói riêng cũng như nền văn hóa nói chung. Một bài báo được viết bởi Kerry Brown của Chatham House mang tên Châu được xem là một trong 50 bài báo ảnh hưởng nhất Trung Hoa. Châu được xem là một trong 3 ca sĩ được giúp đỡ bởi những nhà chính trị và hợp tác[97].

Fanbase

Thật khó để thống kê phạm vi số lượng fan hâm mộ của Châu. Fan của anh chủ yếu là người dân nói tiếng Trung Hoa ở Đài Loan, Hồng Kông, và Trung Hoa. Mặc dù sự vi phạm bản quyền tác giả lan tràn trong những vùng này, đặc biệt là Trung Hoa, mỗi album của Châu ra mắt gần đây đã tiêu thụ hơn 2 triệu bản. Theo Baidu, công cụ dò tìm internet phổ biến ở Trung Hoa, Châu là nghệ sĩ nam được tìm kiếm nhiều nhất ở Trung Hoa trong năm 2002, 05, 06 và 07[98][99][100][101].

Ở Hồng Kông, anh là nghệ sĩ có số lượng tác phẩm tiêu thụ nhiều nhất kể từ năm 2004-2007[102]. Theo cuộc khảo sát ở 5 trung tâm thành thị người Trung Hoa năm 2004, cứ trong 6 thì có 1 trẻ từ độ tuổi 9-14 xem Châu như thần tượng của mình[103]; Anh cũng được thuật lại như là một ca sĩ yêu thích của thanh niên từ 8-25 trong một cuộc khảo sát ở bảy nước châu Á (2006).

Hiện tại Châu vẫn là một nghệ sĩ vô danh bên ngoài châu Á, ngoại trừ những thành phố với số lượng người Trung Hoa cao như Vancouver, Toronto, Calgary, Sydney, Los Angeles, New YorkSan Francisco. Anh đã tổ chức những buỗi lễ âm nhạc ở những nơi như MGM Grand (Las Vegas — 25 tháng 12 năm 2002), Shrine Auditorium (Los Angeles — 18 tháng 12 năm 2004)[104]Galen Center (Los Angeles — 24 tháng 12 năm 2007). Mục đích của anh là gia tăng sự chú ý ở phương Tây bên canh những khán giả Trung Hoa. Trong năm 2006, Châu đã sáng tác và hát bài hát mở đầu cho phim Hoắc Nguyên Giáp, một bộ phim đã được ra mắt ở những rạp phim trong những quốc gia phổ biến tiếng Anh[105], mặc dù nó vẫn chưa giúp anh phổ biến danh tiếng của mình. Vai diễn trong bộ phim Hoàng Kim Giáp đã mang khả năng diễn xuất của anh đến với các khán giả ở Bắc Mĩ. Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong phim, nhưng phiên bản của những poster chính thức ở Bắc Mĩ chỉ thể hiện sơ lược Châu, tương phản rất lớn so với những phiên bản của châu Á nơi mà khuôn mặt và tên anh được giới thiệu rõ ràng. Tuy danh tiếng của Châu vẫn còn khá mờ nhạt với các khán giả nói tiếng Anh, bộ phim này đã mang anh đến với thế giới.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Châu Kiệt Luân http://app1.chinadaily.com.cn/star/2005/0324/cu14-... http://www.chinadaily.com.cn/china/2006-03/22/cont... http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2004-08/0... http://www.chinadaily.com.cn/english/doc/2006-02/1... http://english.people.com.cn/200508/29/eng20050829... http://ent.people.com.cn/BIG5/1082/3197295.html http://www.people.com.cn/BIG5/yule/1085/2535103.ht... http://www.people.com.cn/GB/yule/1080/2266274.html http://ent.sina.com.cn/m/c/ng%C3%A0y http://ent.sina.com.cn/m/ng%C3%A0y